Doanh nghiệp XK thủy sản phản ánh vướng mắc

Theo phản ánh của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, do mặt hàng hàng thủy sản nhập khẩu phải kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) nên thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

xuất khẩu hàng thủy sản
Chế biến thủy sản xuất khẩu. Ảnh: Internet

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho rằng, mới đây, ngày 15-6-2015, Bộ Tài chính ban hành công văn số 7892/BTC-TCHQ hướng dẫn thực hiện một số quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp liên quan đến việc hoàn thuế.

Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề phân loại hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau cho nguyên liệu nhập sản xuất xuất khẩu SXXK, thì công văn nêu trên chưa tháo gỡ được cho các doanh nghiệp (DN) thủy sản nhập theo hình thức SXXK. Lý do, các DN thủy sản bị vướng tại 2 điểm, gồm: Điểm d.1 và Điểm d.3 Khoản 5 Điều 129 Thông tư 38 nên sẽ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau.

Cụ thể, Điểm d.1 Khoản 5 Điều 129 của Thông tư 38 qui định: Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau theo qui định của pháp luật về quản lý thuế. Mà theo qui định tại Điểm h Khoản 2 Điều 41 của Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22-7-2013 của Chính phủ quy định các trường hợp thuộc diện kiểm tra trước khi hoàn thuế thì trong đó có: “Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, hàng hóa nhập khẩu phải đảm bảo các quy định quản lý nhà nước về kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng hàng hóa”.

Như vậy, hàng thủy sản do nhập khẩu phải kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm nên thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau.

Bên cạnh đó, Điểm d.3 Khoản 5 Điều 129  Thông tư 38 qui định, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc các trường hợp hoàn thuế quy định tại Khoản 4,5,6,7,8,9 Điều 114 Thông tư 38 sẽ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau.

Do đó, Công văn số 7892 của Bộ Tài chính chưa tháo gỡ khó khăn cho DN thủy sản tại Điểm d.1 và Điểm d.3 Khoản 5 Điều 129 thông tư  38 nên DN thủy sản sẽ vẫn tiếp tục bị liệt vào dạng kiểm trước hoàn sau do đây là hàng nhập khẩu phải qua kiểm dịch, vệ sinh ATTP.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, bản chất của kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh ATTP (theo Luật An toàn thực phẩm và các văn bản hướng dẫn) đối với hàng thủy sản là liên quan đến chất lượng sản phẩm chứ không có cơ sở liên quan đến tiền thuế phải nộp, nhưng theo Nghị định 83/2013/NĐ-CP lại thuộc danh sách phải kiểm tra rồi mới hoàn thuế.

Từ vướng mắc trên, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đề nghị Bộ Tài chính xem xét, trình Chính phủ sửa đổi phù hợp nội dung Điểm h Khoản 2 Điều 41 Nghị định 83/2013/NĐ-CP sao cho các mặt hàng thủy sản không thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau./.      

Báo Hải Quan, 07/07/2015
Đăng ngày 08/07/2015
Lê Thu
Doanh nghiệp

Các bệnh thường gặp trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

Hầu hết các bệnh ở tôm thường có mức độ lây nhiễm cao, có thể lây lan nhanh chóng trong ao nuôi và sang các ao lân cận. Vì vậy cần có nhiều biện pháp phòng ngừa bệnh từ đầu vụ nhằm giảm thiệt hại cho vụ nuôi.

Tôm bệnh
• 13:56 16/05/2024

Chế phẩm men vi sinh PONDTOSS™ xử lý môi trường nuôi thủy sản

Chế phẩm vi sinh vật PondToss™ hay Men vi sinh PondToss™ là sản phẩm thuộc thương hiệu Keeton - Mỹ, đạt Tiêu chuẩn Tepbac và được Tepbac phân phối chính thức trên thị trường Việt Nam.

Pondtoss
• 11:00 15/05/2024

Tép Bạc đưa thức ăn tôm đạt chứng nhận ASC đầu tiên tại châu Á về Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn cho tôm đạt chứng nhận ASC đầu tiên tại Châu Á ở Việt Nam.

Thức ăn tôm Thái Union
• 10:31 15/05/2024

Xem giá thủy sản ở đâu trên ứng dụng Farmext ?

Farmext tự hào là ứng dụng cung cấp giá thủy sản nhanh chóng và chính xác hàng đầu hiện nay, được tin dùng bởi đông đảo người nuôi trồng và kinh doanh thủy sản tại Việt Nam. Để bà con có thể dễ dàng xem giá thủy sản tại ứng dụng, chúng tôi xin được trình bày từng bước trong nội dung bài biết dưới đây.

Giá thủy sản
• 11:00 02/05/2024

Nâng cao năng lực mạng lưới các Khu bảo tồn biển, Vườn Quốc gia và Chi cục Thủy sản

Bình Thuận, từ ngày 15 - 17 tháng 5 năm 2024 – Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Hội Thuỷ sản Việt Nam, Cục Thủy sản và Cục Kiểm Ngư, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh Greenhub tổ chức “Họp tham vấn - Tập huấn tích hợp nâng cao năng lực cho Mạng lưới Khu bảo tồn biển (KBTB)/Vườn quốc gia (VQG) và Chi cục Thuỷ sản Việt Nam" tại Mũi Né, Bình Thuận. 

Ông Nguyễn Chu Hồi
• 13:12 17/05/2024

Giải pháp giúp tôm - lúa không bị sốc môi trường đầu mùa mưa

Đầu tháng 5/2024, vùng ĐBSCL xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt làm môi trường nước thay đổi đột ngột, tôm nuôi dễ bị sốc, phát sinh dịch bệnh, nhất là với tôm-lúa diện tích lớn. Cán bộ kỹ thuật nêu những giải pháp giúp tôm không bị sốc môi trường.

Mô hình tôm lúa
• 13:12 17/05/2024

Công nghệ nuôi tôm ít thay nước: Giải pháp cho nguồn nước ô nhiễm

Trong bối cảnh nguồn nước cấp bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ ít nước và tuần hoàn nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng con tôm.

Nuôi tôm công nghệ
• 13:12 17/05/2024

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 13:12 17/05/2024

Các bệnh thường gặp trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

Hầu hết các bệnh ở tôm thường có mức độ lây nhiễm cao, có thể lây lan nhanh chóng trong ao nuôi và sang các ao lân cận. Vì vậy cần có nhiều biện pháp phòng ngừa bệnh từ đầu vụ nhằm giảm thiệt hại cho vụ nuôi.

Tôm bệnh
• 13:12 17/05/2024